3 Mẹo nâng cao hứng thú học tập trong đào tạo trực tuyến
Học trực tuyến đang ngày càng phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn với người học. Bạn đã bao giờ mở một khóa học online nhưng chỉ sau vài phút lại mất tập trung? Hoặc nếu bạn là giảng viên, bạn có thấy bài giảng của mình thực sự thu hút học viên? Đừng lo! Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 3 mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp nâng cao hứng thú học tập trong đào tạo trực tuyến. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), việc tạo ra những bài học hấp dẫn chưa bao giờ dễ dàng đến thế!
Mẹo 1. Thiết kế bài giảng sinh động với AI
Một trong những vấn đề lớn nhất của bài giảng truyền thống là chúng khô khan, thiếu hình ảnh và không thu hút được người học. Nhờ AI, bạn có thể rút ngắn thời gian thiết kế, tối ưu nội dung và tạo ra những slide hấp dẫn hơn mà không cần kỹ năng đồ họa.
Với các công cụ AI như Gemini, ChatGPT hay Deepseek, bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin, xây dựng giáo án hay thậm chí tạo đề kiểm tra mà không mất quá nhiều thời gian. Đặc biệt, nếu muốn slide bài giảng đẹp mắt hơn, không cần phải là dân thiết kế chuyên nghiệp, cứ để AI lo!
Để tạo slide bài giảng, đề kiểm tra trắc nghiệm hay những câu hỏi tương tác, hãy trải nghiệm uPresenter. Chỉ cần nhập yêu cầu, uPresenter sẽ tự động tạo ra những slide đẹp lung linh với hình ảnh, biểu đồ trực quan, hiệu ứng chuyên nghiệp. Nếu bạn là giáo viên, thay vì mất hàng giờ ngồi thiết kế slide bài giảng, giờ đây bạn có thể tập trung hoàn toàn vào nội dung giảng dạy. Đảm bảo học sinh nhìn thấy những bài giảng bắt mắt như vậy sẽ thích mê và học hành chăm chỉ hơn hẳn!
Mẹo 2: Tăng cường tương tác với câu hỏi thông minh
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tương tác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học. Nó không chỉ nâng cao hứng thú và động lực học tập mà còn giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bên cạnh đó, tương tác cũng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Vậy làm sao để bài giảng trực tuyến trở nên tương tác hơn? Câu trả lời chính là: câu hỏi thông minh!
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ tạo câu hỏi tương tác. Ví dụ như ActivePresenter – một sản phẩm made in Việt Nam. Phần mềm này cung cấp tới 13 dạng câu hỏi sẵn có như đúng/sai, trắc nghiệm, điền chỗ trống, kéo thả… cực kỳ dễ dùng. Sau khi trả lời, học sinh có thể biết ngay kết quả. Nếu trả lời sai, học sinh có thể trả lời lại. Thậm chí còn xem được tổng điểm sau khi hoàn thành bài kiểm tra.

Còn nếu bạn muốn kết hợp AI, thì công cụ tạo slide và câu hỏi tương tác uPresenter lại là lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể thêm câu hỏi tương tác vào cuối bài học để kiểm tra hoặc củng cố kiến thức. Cũng giống như ActivePresenter, uPresenter cũng cung cấp một thư viện câu hỏi tương tác. Sau khi học sinh tương tác, giáo viên có thể theo dõi kết quả và hoạt động của học sinh ngay trên hệ thống.
Mẹo 3: Cá nhân hóa trải nghiệm học tập bằng AI
Mỗi học sinh đều có tốc độ tiếp thu, sở thích và nhu cầu khác nhau. Nhưng bài giảng truyền thống thường áp dụng một kiểu chung cho tất cả, khiến một số bạn cảm thấy bị tụt lại hoặc không đủ thử thách. Đây chính là lúc AI phát huy sức mạnh!
AI có thể tự động điều chỉnh độ khó của bài học dựa trên năng lực của từng người, gợi ý bài học tiếp theo hay thời gian ôn tập phù hợp dựa trên kết quả trước đó. Những nền tảng như Duolingo, Coursera hay các hệ thống LMS tích hợp AI là ví dụ điển hình. Khi nội dung học được “may đo” vừa vặn với trình độ, học sinh sẽ không còn cảm thấy quá tải hay chán nản. Họ thấy mình được quan tâm, từ đó có động lực học hơn và đạt kết quả tốt hơn.
Phần kết
Như vậy, chúng ta đã cùng khám phá 3 mẹo giúp nâng cao hứng thú học tập trong đào tạo trực tuyến. Bạn đã thử ứng dụng AI vào giảng dạy chưa? Hãy chia sẻ thêm trải nghiệm của bạn ở cộng đồng người dùng, và kênh YouTube của uPresenter nhé!
Xem thêm:
Tổng hợp các loại câu hỏi phổ biến trong eLearning
Hướng dẫn tạo bài giảng tương tác môn Tiếng Anh với uPresenter