Tạo câu hỏi từ văn bản bằng AI – Giải pháp miễn phí & hiệu quả

Bạn muốn chuyển đổi văn bản thành câu hỏi? Hãy khám phá uPresenter – công cụ AI tự động tạo câu hỏi từ tệp văn bản nhanh chóng và hiệu quả.

Công nghệ AI đang thay đổi cách làm việc trong nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là khả năng tạo nội dung tự động, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. Với các công cụ AI như uPresenter, bạn có thể chuyển đổi tài liệu từ slide PowerPoint, Microsoft Word, hoặc tệp PDF thành câu hỏi trắc nghiệm chỉ trong vài phút. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách tạo câu hỏi tự động từ văn bản bằng uPresenter

Thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Nhập văn bản/tài liệu

Chọn nút Nhập tài liệu ở cửa sổ làm việc của uPresenter. 

Tạo câu hỏi từ văn bản bằng AI

uPresenter cho phép bạn tạo câu hỏi tự động từ văn bản dưới dạng tập tin PDF, PPTX, DOCX, XLSX, TEXT, TXT.

Bước 2: Truy cập trình tạo câu hỏi

Sau khi chọn tệp văn bản, hộp thoại Tạo bài giảng với AI sẽ xuất hiện. Trong phần Tùy chọn nội dung, hãy chọn Câu hỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo slide thuyết trình có hoặc không có câu hỏi trắc nghiệm.

Tạo câu hỏi từ văn bản bằng AI

Bước 3: Chọn mẫu

Tiếp theo, hãy chọn mẫu slide phù hợp. 

Chọn mẫu slide

Sau đó, uPresenter sẽ tạo ra một loạt các câu hỏi liên quan đến nội dung văn bản mà bạn đã nhập. 

Và đây là kết quả:

Tạo câu hỏi từ văn bản bằng AI

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm câu hỏi một cách thủ công. Nền tảng này hỗ trợ tới 7 loại câu hỏi kiểm tra. Để thêm câu hỏi, hãy chọn nút Câu hỏi ở thanh công cụ bên trái, rồi chọn loại câu hỏi. 

Thêm câu hỏi

Bước 4: Xuất bản 

Sau khi hoàn tất, hãy xuất bản và chia sẻ link bài kiểm tra đến học viên của bạn. Ngoài ra, uPresenter còn có tính năng theo dõi kết quả học viên. Xem bài Theo dõi thời gian thực – Chìa khóa nâng cao tương tác học tập để biết thêm chi tiết. 

Kết luận

Thay vì tự mình phân tích và tạo câu hỏi từ văn bản, bạn có thể sử dụng công cụ AI như uPresenter. Các công cụ này giúp tóm tắt và chuyển đổi các tệp văn bản dài thành nhiều dạng câu hỏi khác nhau, tạo ra trải nghiệm học tập sinh động và hấp dẫn.

Hãy đăng ký và trải nghiệm tính năng tạo câu hỏi của uPresenter ngay hôm nay.

uPresenter banner TV

Xem thêm:

Công cụ tạo thuyết trình AI và truyền thống: Đâu là lựa chọn tối ưu?

Hiện nay, việc tạo ra một bài thuyết trình hấp dẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Việc chọn đúng công cụ tạo thuyết trình có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc truyền tải thông điệp. Trước đây, các ứng dụng như PowerPoint và Google Slides luôn là những lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, với sự phát triển của AI, một thế hệ công cụ tạo thuyết trình mới đã ra đời. Chúng mang đến giải pháp nhanh chóng và thông minh hơn. Vậy, liệu các công cụ này có vượt trội hơn so với công cụ truyền thống không? Blog này sẽ phân tích ưu và nhược điểm của cả công cụ AI và truyền thống để giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.

công cụ tạo thuyết trình AI và truyền thống

Trước khi đi vào chi tiết, hãy xem tổng quan về ưu và nhược điểm của các công cụ tạo thuyết trình AI và truyền thống:

Công cụ thuyết trình AICông cụ thuyết trình truyền thống
Ưu điểm Tiết kiệm thời gian Khả năng tùy chỉnh cao
Tính nhất quán trong thiết kếTự do sáng tạo
Hình ảnh hóa dữ liệuTính năng phong phú
Khả năng truy cập và cộng tácTính năng cộng tác
Gợi ý nội dungTruy cập ngoại tuyến
Nhược điểmThiếu tính sáng tạoTốn thời gian
Phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu vàoThách thức về tính nhất quán
Lo ngại về quyền riêng tưCần thời gian làm quen và thành thạo
Thiếu thông tin chuyên sâu về một số lĩnh vực phức tạp hoặc chuyên biệtVấn đề hiệu suất
Hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu hạn chế
uPresenter banner TV

Công cụ tạo thuyết trình AI

Các công cụ tạo thuyết trình AI như uPresenter cho phép bạn tạo ra những bộ slide nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm cần khắc phục.

Ưu điểm

Công cụ AI có 5 ưu điểm chính:

Công cụ AI

Tiết kiệm thời gian

Việc tạo slide thủ công có thể tốn rất nhiều thời gian. Trong khi các công cụ AI có thể tạo bài thuyết trình hoàn chỉnh chỉ trong vài phút. Người dùng có thể đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức quý báu.

Tính nhất quán trong thiết kế

Các công cụ AI đảm bảo sự đồng nhất trong thiết kế, từ phông chữ, màu sắc đến căn chỉnh. Điều này không chỉ tăng tính thẩm mỹ tổng thể cho bài thuyết trình mà còn duy trì phong cách chuyên nghiệp xuyên suốt.

Hình ảnh hóa dữ liệu

AI có thể biến các tập dữ liệu phức tạp thành biểu đồ, đồ thị hoặc hình ảnh trực quan. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng hiểu và truyền tải thông tin, nắm bắt xu hướng dữ liệu nhanh chóng hơn.

Khả năng truy cập và cộng tác

Phần lớn các công cụ AI hoạt động trên nền tảng đám mây. Chúng cho phép người dùng truy cập từ bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ lúc nào, miễn là có kết nối internet. Ngoài ra, các công cụ này hỗ trợ cộng tác theo thời gian thực, giúp nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.

Gợi ý nội dung

Với sức mạnh phân tích của AI, các công cụ này có thể đề xuất nội dung liên quan dựa trên thông tin đầu vào, hỗ trợ người dùng khi gặp khó khăn trong việc phát triển ý tưởng. Tính năng này giúp quá trình sáng tạo nội dung trở nên trơn tru và hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Trong khi đó, công cụ AI vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Thiếu tính sáng tạo

Các công cụ AI rất mạnh trong việc tạo slide thu hút và hỗ trợ đáng kể cho người dùng không có nền tảng thiết kế. Tuy nhiên, chúng có thể thiếu sự sáng tạo và độc đáo mà các nhà thiết kế mang lại. Vì vậy, đôi khi các thiết kế từ AI có thể bị khuôn mẫu hoặc thiếu cá tính riêng.

Phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu vào

Chất lượng của bài thuyết trình do AI tạo ra phụ thuộc nhiều vào sự rõ ràng và chính xác của thông tin đầu vào. Nếu thông tin cung cấp mơ hồ hoặc sai lệch, kết quả sẽ không đạt yêu cầu. Do đó, việc viết prompt chi tiết, cụ thể và chính xác là rất quan trọng để đạt được kết quả tối ưu.

Mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu

Vì hầu hết các công cụ AI hoạt động trên nền tảng đám mây, người dùng có thể lo ngại về tính bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu được nhập vào, đặc biệt là với những thông tin nội bộ quan trọng của công ty.

Thiếu hiểu biết chi tiết

AI có thể không có hiểu biết đủ sâu về một số lĩnh vực phức tạp hoặc chuyên biệt. Trong những tình huống này, các đề xuất của AI có thể không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu cụ thể, gây ra sự không chính xác hoặc không đúng mục tiêu.

Công cụ tạo thuyết trình truyền thống 

Trong khi các công cụ AI ưu tiên sự tiện lợi và nhanh chóng, các công cụ truyền thống lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Nhưng đổi lại, bạn có thể tạo ra những bài thuyết trình độc đáo.

Ưu điểm

Các công cụ truyền thống có các ưu điểm sau:

Công cụ truyền thống

Khả năng tùy chỉnh và linh hoạt cao

Các công cụ trình bày truyền thống cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn mọi yếu tố của bản trình bày, từ bố cục, chuyển tiếp, hoạt ảnh đến các yếu tố thiết kế. Người dùng có thể tùy chỉnh từng slide theo nhu cầu cụ thể. Việc này đảm bảo sự độc đáo và cá nhân hóa cho bài thuyết trình.

Tự do sáng tạo 

Người dùng không bị giới hạn bởi các mẫu có sẵn. Họ có thể thoải mái thiết kế slide theo phong cách cá nhân. Bạn có thể thử nghiệm với đồ họa tùy chỉnh, phông chữ, đa phương tiện,… Nhờ đó, người dùng có thể tạo ra những bài thuyết trình độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Tính năng phong phú

Các công cụ truyền thống thường đi kèm với nhiều tính năng mạnh mẽ. Ví dụ như hiệu ứng hoạt hình, biểu đồ, mô hình 3D,… Những tính năng này giúp tạo nên các bài thuyết trình tương tác và hấp dẫn. Đồng thời làm cho những thông tin phức tạp trở nên dễ tiếp cận và sinh động hơn.

Truy cập ngoại tuyến

Các công cụ như PowerPoint có thể hoạt động ngoại tuyến. Việc này mang lại lợi ích lớn trong các trường hợp không có kết nối internet. Điều này đảm bảo rằng công việc không bị gián đoạn do mất kết nối hoặc cập nhật phần mềm.

Tính năng cộng tác

Một số công cụ như Google Slides cho phép các thành viên trong nhóm cùng chỉnh sửa bài thuyết trình theo thời gian thực. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc nhóm, nâng cao hiệu quả và chất lượng đầu ra.

Nhược điểm

Ngược lại, nó cũng có một số nhược điểm mà bạn cần khắc phục:

Tốn thời gian

Khi sử dụng các công cụ truyền thống, người dùng phải bắt đầu từ một slide trống. Bạn phải tự tạo và thiết kế từng phần tử, tìm kiếm hình ảnh minh họa, xây dựng cấu trúc slide, định dạng và căn chỉnh nội dung thủ công. Quá trình này có thể rất mất thời gian. Đặc biệt khi bạn đang làm việc dưới áp lực thời gian.

Thách thức về tính nhất quán

Việc đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế trên tất cả các slide là một thách thức. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. Việc duy trì sự đồng bộ về phông chữ, màu sắc và căn chỉnh có thể khó khăn. Nếu không được chú ý cẩn thận, bài thuyết trình có thể trông thiếu chuyên nghiệp và rời rạc .

Cần thời gian làm quen và thành thạo phần mềm

Các công cụ truyền thống thường yêu cầu thời gian để nắm vững các tính năng. Đặc biệt là các công cụ nâng cao như hoạt ảnh và đối tượng tương tác. Đối với người mới bắt đầu, việc làm quen với phần mềm có thể khá khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Vấn đề về hiệu suất

Các bài thuyết trình có dung lượng lớn có thể gây ra hiện tượng tải chậm hoặc thậm chí gặp sự cố. Do đó, bạn cần máy tính có cấu hình cao để đảm bảo quá trình làm việc được mượt mà và không bị gián đoạn.

Hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu hạn chế

Các công cụ truyền thống cung cấp khả năng chèn biểu đồ và đồ thị. Tuy nhiên, hầu hết yêu cầu thao tác thủ công để thêm và định dạng thông tin. So với các công cụ AI, chúng kém hơn trong việc chuyển đổi dữ liệu thô thành các hình ảnh trực quan.

Công cụ tạo thuyết trình AI hay truyền thống: Đâu là lựa chọn tối ưu cho bạn?

Cả công cụ thuyết trình AI và truyền thống đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn công cụ nào phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng người dùng. Nếu bạn là người có kinh nghiệm, và mong muốn kiểm soát hoàn toàn từng chi tiết, các công cụ truyền thống sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Ngược lại, nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc cần tạo các bài thuyết trình nhanh chóng và chỉnh chu mà không cần tùy chỉnh quá nhiều, thì các công cụ AI sẽ mang lại giải pháp hiệu quả hơn.

Hãy theo dõi trang Tin tức của chúng tôi để biết thêm nhiều bài viết hữu ích.

Xem thêm:

Trí Tuệ Nhân Tạo (AI): Từ Lý Thuyết Đến Thực Tiễn Cuộc Sống

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trên các phương tiện truyền thông và tin tức. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về nó? Bài viết này sẽ cung cấp định nghĩa cơ bản về AI. Đồng thời, điểm lại lịch sử phát triển và những ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày.

Không thể phủ nhận rằng AI đang là một trong những xu hướng hàng đầu của ngành công nghệ. Lĩnh vực này không ngừng tiến bộ. Và đang dần định hình thế giới của chúng ta theo những cách mạnh mẽ. Từ các thiết bị hàng ngày đến các ngành công nghiệp chủ chốt, AI đang có mặt ở khắp mọi nơi, tác động sâu sắc đến mọi mặt của cuộc sống và nền kinh tế.

Trí Tuệ Nhân Tạo (AI): Từ Lý Thuyết Đến Thực Tiễn Cuộc Sống

Nhìn về tương lai, AI có tiềm năng giải quyết những thách thức lớn. Ví dụ, biến đổi khí hậu, vấn đề năng lượng, quản lý tài nguyên hiệu quả, và mang lại sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tác động của AI đối với thế giới vẫn đang tiếp diễn. Và khả năng thay đổi của nó dường như vô hạn. Chính nhờ trí tuệ nhân tạo, thế giới không ngừng chuyển mình và phát triển mạnh mẽ.

Bài viết bao gồm các phần chính:

Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Là Gì?

AI là viết tắt của Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo). Đây là một nhánh của khoa học máy tính. Nó tập trung vào việc tạo ra các hệ thống và máy móc có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người. Những nhiệm vụ này bao gồm hiểu ngôn ngữ tự nhiên, nhận biết các mật mã, giải quyết các vấn đề phức tạp, học hỏi kinh nghiệm và đưa ra quyết định.

Lịch Sử AI Như Thế Nào?

Trí tuệ nhân tạo đã có một sự phát triển lâu dài. Trên thực tế, nền tảng của AI đã được đặt ra từ đầu những năm 1900. Cho đến những năm 1950, những tiến bộ đáng kể nhất mới diễn ra. Hiện tại, trí tuệ nhân tạo rất quan trọng trong các công việc như tìm ra thứ tự RNA cho vắc xin hay bắt chước cách con người giao tiếp. Những nhiệm vụ này phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình và mô hình máy tính, tập trung vào việc hiểu, tư duy và khái quát hóa. Trong tương lai, AI vẫn sẽ có tác động quan trọng đến cuộc sống con người.

Nói đến trí tuệ nhân tạo, chúng ta không thể không kể đến robot, chatbot, ô tô không người lái, Google Maps, v.v. Gần đây nhất là ChatGPT và BingChat – hai trợ lý được hỗ trợ bởi AI có thể tương tác và trả lời hầu hết các câu hỏi mà con người đặt ra. Chúng đều là những sản phẩm trí tuệ nhân tạo.

AI Ứng Dụng Trong Đời Sống Như Thế Nào?

Như có thể thấy, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo hiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kỷ nguyên sắp tới của AI nắm giữ vô số cơ hội. Và ứng dụng thực tế hứa hẹn sẽ hợp lý hóa cuộc sống hàng ngày của chúng ta một cách đáng kể. Kết quả là nó sẽ có tác động tích cực đến tương lai của nhân loại. Vậy, ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay bây giờ! 

Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong Giáo dục

Trí tuệ nhân tạo cách mạng hóa quá trình học tập cho các cá nhân ở mọi lứa tuổi.

Bằng cách tận dụng học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng khuôn mặt, AI tạo điều kiện thuận lợi cho việc số hóa sách giáo khoa, phân tích đạo văn và đánh giá cảm xúc của học sinh. Điều này giúp xác định những người học có thể đang gặp khó khăn trong học tập hoặc có các vấn đề bất ổn về cảm xúc. Hiện tại và trong tương lai, AI sẽ tùy chỉnh trải nghiệm học tập để đáp ứng nhu cầu riêng của từng học sinh. Công cụ AI thông minh tạo bài thuyết trình và câu hỏi tương tác hoàn toàn miễn phí như uPresenter có thể giúp bạn tiết kiết khối lượng lớn thời gian và công sức khi tạo nội dung bài học. Tham khảo slide bài giảng được tạo bởi uPresenter dưới đây:

Một gia sư robot AI, liệu bạn có từng nghĩ đến? Nó có thể hỗ trợ giáo viên và giúp nâng cao trải nghiệm giáo dục cho người học cũng như chất lượng học tập.

Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong Chăm sóc sức khỏe

Các nhà khoa học đang nghiên cứu cách AI có thể hỗ trợ trong y học. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hơn và dễ dàng hơn. Nó cũng có thể tạo ra những cách mới để điều trị các vấn đề như mất trí nhớ và ung thư. AI thậm chí có thể dự đoán bệnh tật trong tương lai bằng cách xem xét bệnh sử và gen của một người. Điều này có thể giúp lập kế hoạch để ngăn chặn vấn đề trước khi chúng xảy ra.

AI in Healthcare

Trong khi vai trò của bác sĩ, y tá, và nhà khoa học không thể thiếu. AI được kỳ vọng sẽ giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Nó tích hợp những thông tin từ bác sĩ và dữ liệu sức khỏe, đưa ra những phân tích dựa trên bằng chứng.

Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong Giao thông vận tải

Chúng ta đã nghe nói về ô tô hoặc tàu không người lái. Vậy còn máy bay không người lái thì sao?

AI đang mở ra một kỷ nguyên biến đổi cho lĩnh vực giao thông vận tải. Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo đang định hình hiện tại và tương lai của ngành giao thông vận tải. Chúng đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển mang tính đột phá của các ứng dụng cho xe tự lái.

AI in Transportation

Trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động lớn, giúp những việc như tìm tuyến đường ngắn nhất và quản lý giao thông tốt hơn. Nó cũng sẽ cải thiện các tính năng an toàn và cách sử dụng nhiên liệu, đưa ngành công nghiệp này vào một kỷ nguyên mới về hiệu quả, an toàn và bền vững. Việc kết hợp AI với phương tiện giao thông sẽ thay đổi cách các phương tiện di chuyển. Nó cũng mở ra những ý tưởng mới về không gian thành phố thông minh, được kết nối liên tục. 

Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong Công nghiệp dịch vụ

Hình ảnh robot đảm nhận các nhiệm vụ thường được nhân viên trợ lý xử lý ở sân bay, quán cà phê hoặc cơ sở nội bộ một cách trơn chu không chỉ gây ấn tượng về mặt thị giác mà còn hứa hẹn mang lại hiệu quả nâng cao. Các thực thể tự động này không chỉ thể hiện độ chính xác và hiệu quả trong hoạt động mà còn góp phần tiết kiệm sức lao động của con người. 

AI in Service Industry

Trong tương lai, có khả năng các đại diện dịch vụ khách hàng, nhân viên thu ngân và thậm chí cả đầu bếp có thể bị thay thế bởi robot và máy móc được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo. Sự thay đổi mang tính biến đổi này trong bối cảnh lao động gợi lên sự suy ngẫm về vai trò ngày càng tăng của tự động hóa trong các lĩnh vực khác nhau. Và những tác động tiềm tàng mà nó mang lại đối với động lực việc làm và sự hợp tác giữa con người và máy móc.

Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo trong An ninh mạng

Tần suất sự cố an ninh mạng ngày càng tăng trong những năm gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này, trí tuệ nhân tạo nổi lên như một đồng minh mạnh mẽ trong việc tăng cường phòng thủ an ninh mạng.

AI assist human

AI rất quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa trên mạng bằng cách phân tích cẩn thận lưu lượng mạng, xác định các điểm bất thường và dự đoán các cuộc tấn công tiềm ẩn. Khả năng của nó vượt xa các phương pháp truyền thống, cho phép các cơ chế ứng phó và phát hiện mối đe dọa tiên tiến giúp cải thiện đáng kể tính bảo mật tổng thể của hệ thống và dữ liệu. Giờ đây, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các chiến lược an ninh mạng trở thành một bước quan trọng trong việc chủ động bảo vệ trước nhiều rủi ro và lỗ hổng bảo mật.

Lời Kết

Như vậy, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ. Nó định hình nhiều khía cạnh của cuộc sống và các ngành công nghiệp. Từ việc cách mạng hóa chăm sóc sức khỏe, chuyển đổi giao thông vận tải, đến tăng cường an ninh mạng và đơn giản hóa các công việc thường ngày. AI đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa dạng. Khi hướng tới tương lai, các ứng dụng tiềm năng của AI dường như vô tận, hứa hẹn những bước tiến công nghệ vượt bậc và khả năng giải quyết các vấn đề lớn.

AI History

Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi ích từ AI và vượt qua các thách thức tiềm ẩn, các yếu tố đạo đức, phát triển có trách nhiệm và tích hợp sâu rộng vào xã hội sẽ đóng vai trò then chốt. Hành trình tiến vào tương lai của AI mang đến cả cơ hội lẫn thách thức, thúc đẩy chúng ta đón nhận sự đổi mới một cách có trách nhiệm và thích nghi với một thế giới ngày càng gắn kết giữa con người và máy móc thông minh.

Xem thêm:

AI: Cuộc Cách Mạng Trong Thiết Kế Slide

uPresenter – Giải pháp thay thế tối ưu cho PowerPoint?

Hướng dẫn tạo slide chuyên nghiệp bằng AI với uPresenter

Làm việc thông minh giúp bạn đạt kết quả tốt mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Ngày nay, AI là công cụ giúp con người tối ưu hóa công việc hiệu quả hơn. Với các bài thuyết trình, uPresenter dùng AI để biến ý tưởng của bạn thành các slide đẹp mắt chỉ trong vài phút. Không cần mất thời gian thiết kế, hãy để AI lo phần khó khăn, và bạn chỉ cần tập trung vào nội dung. Trong blog này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo slide chuyên nghiệp bằng AI trong uPresenter, vừa nhanh vừa hiệu quả.

uPresenter banner TV

Các bước tạo slide bằng AI với uPresenter

1. Tạo với AI

Ở cửa sổ làm việc của uPresenter, nhấp vào Tạo với AI. Sau đó, trong hộp thoại Tạo bài giảng với AI, điền các trường thông tin: 

Tạo slide bằng AI
  • Tiêu đề: Điền tiêu đề hoặc chủ đề của bài thuyết trình.
  • Tùy chọn nội dung: Chọn tạo slide, câu hỏi hoặc cả hai. 
  • Phân loại: Chọn 1 trong 23 phân loại có sẵn. 
  • Phong cách: Chọn 1 trong 12 phong cách tạo bài thuyết trình.
  • Ngôn ngữ: Chọn ngôn ngữ cho bài thuyết trình.

Và nhấp Tiếp tục

2. Chỉnh sửa dàn ý

uPresenter sẽ phân tích và đề xuất dàn ý cho bài thuyết trình, dựa trên thông tin bạn nhập ở bước trên. Bạn có thể: 

  • Thêm tiêu đề: Thêm ý chính vào dàn ý.
  • Thêm phụ đề: Thêm các ý nhỏ, bổ sung thông tin cho ý chính.
  • Xóa tiêu đề: Xóa các ý không cần thiết.
  • Kéo/thả để thay đổi thứ tự: Thay đổi vị trí các ý trong dàn bài. 
Tạo slide bằng AI

3. Chọn chủ đề slide

Tiếp theo, chọn mẫu slide cho bài thuyết trình. uPresenter cung cấp nhiều mẫu slide đẹp mắt, phù hợp với nhiều chủ đề thuyết trình.

Chọn mẫu slide

Và đây là kết quả: https://upresenter.ai/prez/zgcilwecah1p 

Chỉnh sửa bài thuyết trình bằng AI

Sau khi tạo slide thuyết trình bằng AI, bạn vẫn có thể chỉnh sửa các đoạn văn bản và hình ảnh để phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.  

1. Chỉnh sửa văn bản bằng AI

Để chỉnh sửa đoạn văn bản trong slide, hay chọn đoạn văn bản và nhấp nút Hỏi AI. uPresenter cung cấp cho bạn 7 câu lệnh để chỉnh sửa đoạn văn như hình ảnh bên dưới. Bạn có thể chọn 1 trong 6 câu lệnh có sẵn, hoặc viết yêu cầu tùy chỉnh. 

Chỉnh sửa văn bản bằng AI

2. Tạo lại ảnh bằng AI

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể yêu cầu AI tạo lại ảnh, hoặc viết lại prompt để tạo ảnh mới. 

Chỉnh sửa hình ảnh bằng AI

Kết luận

uPresenter giúp đơn giản hóa quá trình tạo slide thuyết trình nhờ công nghệ AI tiên tiến. Từ việc lên ý tưởng, tạo dàn ý đến tối ưu hóa văn bản và hình ảnh, các tính năng AI của uPresenter giúp bạn tạo bài thuyết trình nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Hãy thử ngay để xem bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu thời gian cho bài thuyết trình tiếp theo của mình!

Đừng quên theo dõi trang Tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích.

Cập Nhật Mới Từ 25/09: Tạo AI Slide Từ Tài Liệu & Giao Diện Mới

Cùng chào đón những cập nhật tiếp theo trên uPresenter kể từ ngày 25 tháng 9: tính năng Import Document – nhập tài liệu có sẵn để tạo AI slide, và sự tối ưu hóa của giao diện người dùng (UI). Hãy cùng xem chi tiết hơn những sự cải tiến này sẽ hỗ trợ người dùng uPresenter như thế nào khi tạo slide AI nhé!

tạo AI slide từ tài liệu uPresenter

1. Tính Năng Import Tài Liệu (Import Document)

  • Hỗ Trợ Nhiều Định Dạng: uPresenter hiện hỗ trợ nhập vào từ nhiều định dạng tài liệu, bao gồm PDF, PPTX, DOCX, XLSX và TXT. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng tạo nội dung bài thuyết trình dựa trên những tài liệu sẵn có của mình.
  • Cách Sử Dụng:
    • Đăng nhập vào tài khoản của bạn.
    • Chọn tùy chọn Import Document.
    • Tải lên tài liệu thuộc các định dạng trên.
    • Nền tảng sẽ phân tích dữ liệu từ tài liệu và bạn có thể tiếp tục với các bước tạo bài thuyết trình AI như cách tạo thông thường dưới đây.

2. Giao Diện Người Dùng (UI) Được Tối Ưu Hóa

  • Thay Đổi Giao Diện (UI):
    • Giao diện người dùng đã được cải tiến, giúp bạn dễ dàng điều hướng và sử dụng uPresenter một cách mượt mà hơn.
    • Thay vì các biểu tượng chỉnh sửa nhỏ, giờ đây bạn sẽ thấy một bảng điều khiển mới ở bên trái giao diện làm việc với các biểu tượng trực quan hơn và tùy chọn chỉnh sửa rõ ràng hơn.
    • Bạn có thể thêm slide, câu hỏi, chỉnh sửa các phần tử đa phương tiện và điểm số một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

!Giao Diện Tối Ưu Hóa

  • Vị Trí Mới Của Slide Pane:
    • Slide pane giờ đây được đặt ở dưới khung làm việc, giúp bạn kiểm soát các slide bạn đã tạo một cách tốt hơn.
    • Vị trí mới này cũng tạo thêm không gian cho các tùy chọn chỉnh sửa mở rộng.

!Slide Pane Mới

  • Timeline Cố Định:
    • Bạn có thể thêm hiệu ứng hoạt hình dễ dàng hơn nhờ timeline cố định này.
    • Càng nhiều tùy chọn tùy chỉnh hiệu ứng, nội dung của bạn càng mượt mà hơn.

3. Hỗ Trợ Trên Điện Thoại Di Động

  • Bây giờ bạn có thể truy cập và chỉnh sửa bài thuyết trình trên điện thoại di động một cách thuận tiện và linh hoạt hơn.

Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm những tính năng thú vị khác trên uPresenter! Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp về tính năng trong giai đoạn thử nghiệm của uPresenter.

Theo dõi thời gian thực – Chìa khóa nâng cao tương tác học tập

Trong giáo dục, sự tương tác của học sinh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của quá trình giảng dạy. Tính năng theo dõi thời gian thực cho phép giáo viên đo lường mức độ tham gia của học sinh. Bằng cách quan sát hoạt động và hành vi của người học, giáo viên có thể hiểu rõ cách họ tương tác với bài giảng và kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy khi cần thiết.

Lợi ích của tính năng theo dõi thời gian thực

Tính năng theo dõi thời gian thực của uPresenter giúp bạn nắm bắt rõ hành vi, mức độ tham gia và tiến độ của người học, mang lại nhiều lợi ích và nâng cao đáng kể hiệu quả của trải nghiệm học tập trực tuyến.

  • Cá nhân hóa học tập: Theo dõi thời gian thực cho phép nhà giáo dục nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của người học. Từ đó tùy chỉnh nội dung phù hợp với năng lực và nhu cầu riêng của từng cá nhân.
  • Cải thiện tài liệu giảng dạy: Nhờ xác định những phần bài học gây nhàm chán hoặc khó hiểu, giáo viên có thể điều chỉnh để nâng cao chất lượng chương trình.
  • Đo lường tiến độ: Giúp theo dõi quá trình học tập và đánh giá hiệu quả của học viên.
  • Tăng cường cộng tác: Tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa giáo viên và học viên thông qua các buổi thảo luận.
  • Khả năng tiếp cận: Theo dõi người học qua các cách tiếp cận. Việc này đảm bảo khóa học mang tính toàn diện và đáp ứng nhu cầu của mọi người học.

Tính năng theo dõi thời gian thực trên in uPresenter

uPresenter có khả năng theo dõi thời gian thực mạnh mẽ. Nó cung cấp cho giáo viên những dữ liệu về hành vi và sự tham gia của người học. Tính năng này cho phép bạn theo dõi hoạt động của người học, xác định các lĩnh vực mà họ có thể gặp khó khăn. Từ đó thực hiện các điều chỉnh để cải thiện trải nghiệm học tập. Với uPresenter, bạn có thể:

  • Theo dõi tiến trình của người học: Theo dõi mức độ tiến triển của người học trong suốt khóa học. Ví dụ trạng thái hoàn thành, đạt/không đạt và điểm của người học.
  • Xem nhật ký hoạt động: Xem nhật ký chi tiết về các tương tác của người học. Chẳng hạn như trang đã xem và hành động trên trang.
  • Theo dõi hiệu suất bài kiểm tra: Phân tích kết quả bài kiểm tra để xác định các lĩnh vực mà người học có thể cần hỗ trợ hoặc khắc phục bổ sung.
  • Phân tích hành vi của người học: Tìm hiểu sâu hơn về cách người học tương tác với các loại nội dung khác nhau.

Làm thế nào để theo dõi người học trên uPresenter?

Bước 1: Cài đặt điều kiện hoàn thành và đỗ/trượt cho bài giảng.

Nhấp nút Scores ở thanh công cụ bên trái của cửa sổ làm việc. 

score and reporting in upresenter
  • Completion Criteria: Cài đặt điều kiện hoàn thành dựa trên số lượng slide mà học viên đã xem. Mặc định, học viên cần xem hết các slide. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi nếu muốn. 
  • Success Criteria: Cài đặt điều kiện đỗ/trượt dựa trên số điểm mà học viên đạt được. Mặc định, học viên cần đạt từ 80% điểm số để qua bài. Bạn cũng có thể thay đổi điều kiện này nếu muốn.

Bước 2: Xuất bản bài giảng

Để xuất bản, nhấp vào biểu tượng khóa (1) ở góc phía trên bên phải cửa sổ làm việc. 

open the report section

Trong hộp thoại Share with Users, chọn Publish this presentation > Share.

publish the course for real time tracking of learners performance

Lưu ý:

Nhớ tích ô Require logged-in user to view để yêu cầu người học đăng nhập trước khi làm bài. Nếu không, bạn sẽ gặp khó khăn khi đọc báo cáo, vì không có thông tin tên học viên. 

Sau đó, bạn có thể chia sẻ link hoặc mã QR đến học viên.

Bước 3: Theo dõi kết quả học viên.

Để xem theo dõi tiến trình và kết quả của học viên, nhấn vào (2) ở góc phải phía trên.

Trong phần Viewers Report, bạn có thể xem trạng thái hoàn thành, kết quả và điểm của từng học viên.

real time tracking - theo dõi thời gian thực

Nhấp vào tên học viên để xem chi tiết:

viewer report in real time tracking - xem báo cáo theo dõi thời gian thực

Trong khi đó, Slides Report cho thấy sự tương tác của học viên trên từng slide. 

slides report

Mẹo sử dụng tính năng theo dõi thời gian thực hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo để sử dụng hiệu quả công nghệ này:

  • Xác định rõ mục tiêu: Bạn muốn học viên đạt được điều gì sau bài học? Hãy theo dõi để đảm bảo họ đang tiến tới mục tiêu đó.
  • Kiểm tra thường xuyên: Thường xuyên xem báo cáo học tập để đánh giá điều gì hiệu quả và điều gì cần cải thiện.
  • Thực hiện thay đổi dựa trên dữ liệu: Sử dụng dữ liệu từ các báo cáo để điều chỉnh và nâng cao tài liệu giảng dạy. Ví dụ như thay đổi nội dung hoặc phương pháp giảng dạy.
  • Hỗ trợ cá nhân hóa: Dựa vào báo cáo cá nhân để hỗ trợ phù hợp theo nhu cầu riêng.

Kết luận 

Theo dõi thời gian thực là công cụ mạnh mẽ giúp tăng cường sự tham gia của học viên và cải thiện kết quả học tập. Giáo viên có thể nắm bắt rõ hành vi của người học và cải thiện giáo án để nâng cao trải nghiệm học tập. Nhờ đó, học viên cũng dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.

uPresenter banner TV

Xem thêm

uPresenter: Giải pháp tạo nội dung eLearning bằng AI

Khám phá uPresenter – công cụ tạo nội dung eLearning bằng AI, giúp giáo viên và chuyên viên đào tạo tạo ra tài liệu giảng dạy hấp dẫn và chuyên nghiệp chỉ trong vài phút.

Việc thiết kế nội dung eLearning có thể là thách thức. Đặc biệt nếu bạn là người mới hoặc không có nhiều thời gian. Đó là lý do uPresenter ra đời, mang đến giải pháp thông minh, đơn giản và nhanh chóng để tạo ra nội dung chất lượng cao với sự hỗ trợ từ AI.

Sức mạnh của AI trong thiết kế nội dung eLearning

uPresenter tận dụng sức mạnh của AI để giảm đáng kể thời gian tạo nội dung. Trong khi chất lượng đầu ra vẫn được đảm bảo. Bạn không cần tỉ mỉ tạo từng slide và câu hỏi từ con số không như cách truyền thống. Thay vào đó, uPresenter tự động hóa phần lớn quy trình thiết kế, từ nội dung cho đến hình thức. Bạn chỉ cần nhập chủ đề hoặc một mô tả ngắn. Sau đó, công cụ sẽ tạo ra một bài thuyết trình logic kèm theo câu đố tương tác, đáp ứng chính xác nhu cầu của bạn.

Trải nghiệm tính năng tạo nội dung bằng AI 

Giả sử bạn là giáo viên môn Sinh học. Bạn đang muốn tạo slide bài giảng về lợi ích của vitamin C. Hãy thử xem uPresenter có thể giúp gì cho bạn.

uPresenter – công cụ tạo nội dung eLearning bằng AI
  • Nhập chủ đề vào ô Presentation Title. Sau đó, chọn các tùy chọn phân loại chi tiết bài thuyết trình của bạn, rồi nhấp vào Continue.
  • Vài giây sau, uPresenter sẽ tạo cho bạn một dàn ý của bài giảng như sau:
uPresenter – công cụ tạo nội dung eLearning bằng AI

Bạn có thể chỉnh sửa dàn ý theo ý muốn như thêm, xóa, hoặc thay đổi vị trí các mục.

  • Cuối cùng, chọn một chủ đề slide, rồi nhấp Continue để tiếp tục.
AI in eLearning

Và đây là kết quả:

uPresenter không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn cho phép các nhà giáo tập trung vào việc cung cấp các bài giảng chất lượng và hấp dẫn.

Trải nghiệm học tập tương tác

Nội dung tương tác có khả năng tăng cường sự hứng thú và gắn kết của người học. Việc sử dụng các câu hỏi tương tác không chỉ tạo thêm sự sinh động mà còn giúp đánh giá hiệu quả mức độ tiếp thu kiến thức. Ngoài việc tạo slide thuyết trình, uPresenter còn cung cấp nhiều loại câu hỏi tương tác. Ví dụ như: câu hỏi trắc nghiệm, đúng sai, điền vào chỗ trống,… Bên cạnh đó, nền tảng này còn hỗ trợ tích hợp các yếu tố đa phương tiện. Ví dụ như hình ảnh, và video, làm cho nội dung eLearning trở nên sống động và thu hút hơn.

Theo dõi và báo cáo kết quả người xem

uPresenter không chỉ hỗ trợ tạo nội dung bằng AI mà còn cung cấp dữ liệu chi tiết về kết quả học tập của người học. Tính năng phân tích của uPresenter theo dõi cách người học tương tác với nội dung và ghi nhận đáp án trả lời cho các câu hỏi (nếu có). Nhờ đó, người tạo nội dung có thể dễ dàng nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của người học. Từ đó, điều chỉnh nội dung phù hợp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sự tiến bộ của học viên.

Xem thêm: Theo dõi thời gian thực – Chìa khóa nâng cao tương tác học tập.

Cộng tác nhóm liền mạch

Một trong các tính năng nổi bật của uPresenter là khả năng cộng tác liền mạch. Các thành viên nhóm, hoặc đối tác có thể cùng truy cập vào dự án để trao đổi và đóng góp ý kiến. Việc này đảm bảo quá trình tạo nội dung trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Cộng tác hiệu quả trên bài thuyết trình AI cùng uPresenter.

Kết luận

Tạo nội dung eLearning bằng AI chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Với nhiều tính năng vượt trội, uPresenter giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế, cá nhân hóa trải nghiệm và mang đến những nội dung tương tác hấp dẫn cho người học. Dù bạn cần tạo slide bài giảng cho học sinh hay xây dựng một chương trình đào tạo quy mô lớn, uPresenter là công cụ hoàn hảo để hiện đại hóa cách tiếp cận eLearning của bạn.

Bạn đã sẵn sàng cách mạng hóa quy trình tạo nội dung chưa? Trải nghiệm uPresenter ngay hôm nay!

uPresenter banner TV

Ngoài ra hãy theo dõi trang Blog của chúng tôi để biết thêm nhiều bài viết bổ ích.